Trong thực tiễn triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, bên cạnh những thuận lợi khi triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, dễ dàng tiếp cận với các nghiệp vụ về hóa đơn như hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, một trong số đó là việc: Hóa đơn điện tử đã sử dụng không thể hiện ngày ký điện tử thì hóa đơn có hiệu lực pháp lý hay không?
Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
– Tại Tiết e, Khoản 1 Điều 6 hướng dẫn về nội dung của hóa đơn điện tử
“Điều 6. Nội dung của hoá đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.”
– Tại Điều 8 quy định về lập hóa đơn điện tử
“Điều 8. Lập hóa đơn điện tử
1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định. Các hình thức lập hóa đơn điện tử:
– Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;
– Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.
2. Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa, dịch vụ.”
Căn cứ Tiết a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
“Điều 16. Lập hóa đơn
…
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”
Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn có bị phạt không?
Điểm lại một số đặc điểm đặc trưng của hóa đơn điện tử
Căn cứ các quy định nêu trên, thì hóa đơn điện tử chỉ quy định phải đảm bảo nội dung theo quy định tại điều 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC và điều 6, Thông tư số 32/2011/TT-BTC và có chữ ký điện tử của người bán theo quy định của pháp luật; chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
Từ 01/11/2020, công ty thực hiện lập và ký hóa đơn điện tư theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 3 và điều 4 Thông tư số 68/2019/TT-BTC.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể khách hàng là ai, đối tượng nào mà sẽ bắt buộc phải có chữ ký điện tử trên hóa đơn điện tử.